Metaverse và quản lý quyền sở hữu trí tuệ

Metaverse là một dạng thực tế ảo, ở thế giới ảo này người dùng kết nối với nhau như một xã hội thật có thể kinh doanh, vui chơi và làm việc. Thông qua máy tính có kết nối Internet sử dụng trí tuệ nhân tạo, sự tương tác công nghệ thực tế ảo AR và thế giới ảo RV người dùng làm việc từ xa, tham gia sự kiện, giao dịch buôn bán hàng hóa.

Dẫn đầu trong cuộc đua xây dựng một thế giới ảo riêng là Facebook, Google, Apple, Amazon những ông lớn tận dụng được nguồn vốn khổng lồ và có nhiều kinh nghiệm xây dựng một hệ sinh thái. Hơn nữa với công nghệ mà các ông lớn hiện có sẽ tạo lập một cơ chế mới cho thế giới ảo, điều đó làm các chính phủ lo ngại khi nhóm này có thể trở thanh độc quyền nhóm kiểm soát, tạo ra các quy định theo ý chí của họ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Mâu thuẫn giữa các quyền cá nhân với các công ty xây dựng nền tảng, giữa chính phủ với các ông lớn sẽ là vấn đề thời gian.

Vấn đề phát sinh liên quan khi công nghệ Metaverse phát triển là làm sao kiểm soát được và quản lý các tài sản trí tuệ liên quan trong nền tảng ảo này?. Khi nền tảng công nghệ cho phép giao thức kinh doanh trên nền tảng thực tế ảo thì đồng nghĩa sẽ phát sinh quyền mua bán, đồng thời sẽ cần phải có các cơ chế pháp luật đi kèm bảo vệ và thực thi. Xét góc độ hẹp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hàng hóa dịch vụ xuất hiện trong thế giới ảo thì sẽ cần các quy định phù hợp để hợp thức hóa sự tồn tại của các dịch vụ này, trong khi các vụ việc phát sinh liên quan đến tranh chấp rất ít vì đây là lĩnh vực mới vẫn còn đang ở nhiều bản thử nghiệm. Chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu hiện tại chưa có luật định và đang thảo luận thông qua các vấn đề này.

Các chủ thể như doanh nghiệp, tổ chức đang tìm cách, mong muốn tài sản vô hình của mình được bảo vệ trước sự phát triển quá nhanh của công nghệ khi pháp luật chưa theo kịp và điều chỉnh. Cần thành lập tổ chức chính phủ và phi chính phủ giám sát các hoạt động thương mại, hành vi vi phạm pháp luật riêng biệt như sở hữu trí tuệ kiểm soát các nguy cơ có thể phát sinh. Điều khó khăn chính là khoảng không gian của thế giới ảo là vô hạn, hiện tại không có ranh giới nhất định, thách thức lớn nhất vẫn là thế giới này chỉ là thực thể ảo.

Để các biện pháp đảm bảo hiệu quả và tạo ra các tiêu chuần đồng bộ để có thể kết nối các phương pháp giám sát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các vi phạm có thể phát sinh. Các tổ chức cần phải nhanh chóng được thành lập để hỗ trợ, giám sát, giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp mong muốn trải nghiệm thương hiệu của mình trên nền tảng này do đó cần sự kết hợp với bên xây dựng, cung cấp dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ.

Tiền lệ vụ việc xảy ra tại Hoa Kỳ trước đó, một video game đã tạo dựng một thực thể hình ảnh ảo từ thiết kế, hình dạng thành phố cho đến nhãn hiệu xuất hiện trong game này. Nhà phát triển game đã bị khởi kiện nhưng sau đó đã chiến thắng khi Tòa án ở Hoa Kỳ cho rằng quan điểm của họ là hình ảnh xuất hiện mô phỏng chỉ ở dạng thông tin nên người phát triển được phép dùng dựa trên Tu hiến pháp số 1 quyền tự do báo chí.

Nguồn: