Ngày 11 tháng 4 năm 2022 Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ công bố chính thức văn bản gửi cho Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ hai dự luật “No free TRIPS Act” và “Protecting American Innovation Act.”
Theo nội dung của văn thư ủng hộ hai dự luật nhằm ngăn cấm Hành pháp (chính phủ Hoa Kỳ) ký hết hoặc thay đổi các điều khoản của thỏa thuận TRIPS (Trade-Related Aspects of Intellectual Property) với WTO-World Trade Organization khi chưa được sự phê chuẩn của Quốc hội Hoa Kỳ. Văn phòng thương mại Hoa Kỳ lo ngại tác động xấu và tiềm tàng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ công nghệ kỹ thuật điều chế vắc xin Covid-19. Phản ứng của đến từ phòng thương mại sau khi Hoa Kỳ, châu Âu, Ấn Độ và Nam Phi cùng nhau đưa ra các cam kết dự thảo liên quan đến quyền tiếp cận công nghệ (quyền miễn trừ khi bên thứ ba tiếp cận công nghệ mà không cần sự đồng ý chủ quyền sở hữu) tháng 3 năm 2022.
Văn phòng thương mại nhận định rằng dự thảo mới của WTO dẫn đến sai lệnh các quy tắc cơ bản của thỏa thuận TRIPS và nên hủy bỏ. Nội dung chính của nó chính là vấn đề lớn nhất cần giải quyết không chỉ liên quan đến sản xuất vắc xin mà còn nhiều vấn đề khác có thể ảnh hưởng chung. Nguy cơ lớn nhất là chính là làm mất đi tính sáng tạo của các công ty khi họ phải bỏ ra các chi phí, thời gian, nghiên cứu sản phẩm mới đặc biệt nếu làn sóng dịch bệnh tiếp theo có thể xảy ra. Sẽ không một công ty dược phẩm nào chịu bỏ chi phí lớn nghiên cứu và không đem lại lợi nhuận khi họ không nắm được quyền sở hữu trí tuệ.
Các cam kết, thỏa thuận quốc tế điều phải tuân thủ các quy định thoat thuận TRIPS nhưng hiện tại dự thảo thỏa thuận mới của WTO đang không theo quy tắc này. Các điều khoản mới đang hạn chế tính sáng tạo của các công ty tư nhân trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm mới đặc biệt là lĩnh vực y khoa, sẽ hạn chế tính cạnh tranh dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Dự thảo quyền miễn trừ của WTO có thể tác động rất lớn chuối kinh tế từ vận tải hàng hóa, chuỗi cung ứng, trong đó lĩnh vực sáng tạo tư nhân sẽ bị tác động lớn khi mà nền nghiên cứu khoa học của các công ty tư nhân đóng vai trò mấu chốt trong kinh tế xã hội hiện đại. Nguy cơ lớn nhất nếu hạn chế quyền sở hữu trí tuệ sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất toàn cầu khi các bằng sáng chế không còn nhiều giá trị thực tiễn cũng như chuyển giao công nghệ cũng sẽ mất đi khi bên thứ ba lợi dụng quyền miễn trừ tiếp cận các sáng chế của người khác không tốn bất kỳ một chi phí nghiên cứu nào.
Sources:
- https://aliatlegal.com/us-chamber-opposes-waive-ip-rights/
- https://www.uschamber.com/intellectual-property/u-s-chamber-of-commerce-opposes-proposal-at-wto-to-waive-intellectual-property-rights
- https://www.ipwatchdog.com/2022/04/12/us-chamber-commerce-expresses-support-new-bills-limiting-power-waive-trips-irights/id=148313/
- https://www.uschamber.com/intellectual-property/u-s-chamber-letter-on-the-no-free-trips-act
- https://www.law360.com/articles/1474705/covid-ip-waiver-compromise-bashed-by-all-sides