Đại diện ALIAT LEGAL tham gia Hội thảo góp ý sửa đổi Luật SHTT

Sáng ngày 04/04/2022 tại hội trường Nhà khách Quốc Hội, thành phố Hồ Chí Minh, đại diện của ALIAT LEGAL tham gia buổi hội thảo ”Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”. Dưới sự chủ trì, tổ chức của Ủy ban tư pháp của Quốc Hội để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ nhằm mục đích đệ trình Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ hợp thứ 3 (tháng 5/2022).

hội thảo luật shtt

Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP và bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam năm 2019. Nhận thấy cần phải thay đổi một số điều luật quy định trong luật để phù hợp hơn với tình hình thực tế và thống nhất với các tiêu chuẩn quốc tế. Chính phủ và Quốc hội đang chỉnh lý lại hệ thống pháp luật xử lý các bất cập đang gặp phải trong thực tiễn thi hành, cùng với cam kết quốc tế pháp điển hóa hệ thống luật ổn định, thống nhất, minh bạch, theo khuynh hướng dễ tiếp cận và khả thi trong thực tiễn.

Ông Dương Thành Long đại diện cho ALIAT LEGAL phát biểu ý kiến góp ý trong hội thảo những điểm cần phải cải tiến và quy định chi tiết, thay đổi bổ sung như sau:

  • Đối với ý kiến ”Đề nghị bổ sung điểm 5, căn cứ từ chối tuyệt đối áp dụng với các dấu hiệu chỉ dẫn địa lý thuộc phạm vi quốc gia (tinh thần của Nghị quyết 91/NQ-CP ngày 15/09/2017) trong điều Điều 73” và Điều 1 Nghị quyết 91/NQ-CP 15/09/2017 có quy định

”Điều 1. Giao Bộ Khoa học và Công nghệ:

1. Cấp phép sử dụng chữ “Việt” hoặc “Việt Nam”, chữ tiếng Anh tương ứng “Viet” hoặc “Vietnam” để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ quốc gia của Việt Nam tại nước ngoài; trước mắt cấp phép cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm gạo của Việt Nam tại nước ngoài.

2. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về việc sử dụng tên quốc gia, bao gồm dạng đầy đủ, dạng rút ngắn, các chữ tiếng Anh tương ứng và các dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý thuộc phạm vi quốc gia trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu (nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể) cho các sản phẩm, dịch vụ tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trình cấp có thẩm quyền theo quy định”

Đề xuất cần quy định tại khoản ”5a. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu hiệu chỉ dẫn địa lý thuộc phạm vi quốc gia trừ trường hợp dấu hiệu này được cho phép đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.”

Dương Thành Long

  • Ý kiến khái niệm “Biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam tại Điều 4.20 làm rõ tại Điều 75 và thừa nhận rộng rãi tại Điều 74.2.a,b,c,đ không có quy định rõ và cũng không đề cập tới phạm vi”

Đề xuất: Chính phủ hướng dẫn cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục để xác định dấu hiệu được thừa nhận rộng rãi quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 2, Điều này.

  • Ý kiến bổ sung tại điểm o khoản 2 điều 74 ”Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ tại Việt Nam nếu dấu hiệu đó đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng;”

Ông Dương Thành Long đề xuất có hai sự lựa chọn tương quan với nhau cần thiết quy định

1. o) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được sử dụng trên thị trường. (căn cứ từ chối tuyệt đối).

hoặc

2. o) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng, đã được sử dụng trên thị trường hoặc đã được bảo hộ, nếu dấu hiệu đó đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự (căn cứ từ chối tương đối).
long aliat
  • Điều 96 Hủy bỏ văn bằng bảo hộ “khoản 1 điểm a) Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;” và “khoản 2 điểm b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 8 và Chương VII của Luật này;”  ”điểm 4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí, lệ phí”. Điểm bất cập ở chỗ có dụng ý xấu” và loại “Không có quyền nộp đơn” là không hợp lý vì không có quyền nộp đơn mà nộp đơn là không trung thực (vô tình hay cố ý) và nhiều trường hợp không thể xác định rõ có dụng ý xấu hay không có dụng ý xấu. Điều 117 Từ chối cấp văn bằng bảo hộ: “Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu”;

Đề xuất: Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm, kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ ngày đăng ký quốc tế nhãn hiệu có hiệu lực tại Việt Nam, trừ trường hợp yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ với lý do quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

  • Khoản 1 Điều 112a. Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp ”Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ trên cơ sở quy định về quyền đăng ký và điều kiện bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý tại Luật này:
    a) 09 tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;
    b) 04 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;
    c) 05 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;
    d) 03 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.”

Đề xuất nên cho thời gian dài hơn để bên thứ ba có thêm thời gian để đánh giá và cập nhật thông tin vì lý do khách quan:

  1. a) Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn
  2. b) Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;
  3. c) Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;
  4. d) Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.