Lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence (AI) là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất ở thơi điểm hiện tại nhờ vào tiến bộ khoa học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 từ mạng Internet đến công nghệ đã tạo ra một cuộc thay đổi toàn diện về xã hội hiện đại. Nhiều công nghệ tích hợp và phát triển vượt bậc bộ não nhân tạo dần đã có những kỹ năng cơ bản như con người, cũng đã có những phát minh được tạo ra từ AI.
Vấn đề sở hữu trí tuệ lại phát sinh ra khi các sáng chế do AI tạo ra có được cấp bằng chính thức và công nhận hay không? Nhiều quốc gia hiện tại vẫn chưa có nhiều cơ chế điều chỉnh vấn đề này đặc biệt là chế định chính thức.
Ủy ban Phúc thẩm của Văn Phóng Sáng Chế Châu Âu (EPO) đã ra quyết định bác đơn khởi kiện vụ án số J8/20 and J9/20. Tái xác nhận quyết định từ chối cấp bằng sáng chế cho AI của Văn phòng tiếp nhận hồ sơ của EPO vì lý do AI không thể chuyển giao các quyền sở hữu như con người, trong đơn xin cấp bằng sáng chế đã ghi nhận AI là chủ đơn.
Tóm Tắt Vụ Việc
Năm 2018, Tiến sĩ Stephan Thaler đã nộp hai đơn đăng ký sáng chế số EP 18 275 và EP 8 275 174, đơn đầu tiên nội dung đăng ký chai nước giải khát hình dạng gấp khúc, đơn thứ hai là thiết bị cảnh báo.
Trong đơn đăng ký tiến sĩ Thaler đã chỉ định chủ đơn là một AI có tên “DABUS” (“Device for the Autonomous Bootstrapping of Unified Sentience”) yêu cầu cấp bằng sáng chế cho người máy DABUS này. Và rắc rối phát sinh từ đây khi ông liên tục khởi kiện cho đơn sáng chế trên toàn cầu cùng một kết quả từ chối như nhau trừ Nam Phi.
Tiến sĩ Thaler giải trình với EPO rằng các phát minh hoàn toàn tự động do người máy tạo ra, do đó phải công nhận DABUS là chủ sở hữu quyền hợp phát với các phát minh này và ông là người đã tạo ra người mát DABUS sẽ có các quyền liên quan.
Trong quyết định này, điểm chú ý do EPO nêu lên là người máy không có ý chí chuyển giao các quyền như mua, bán thì không thể sở hữu được quyền này.
Phán Quyết
Ủy ban Phúc thẩm của EPO đăng công báo quyết định bác yêu cầu khởi kiện trên tạp chí Press Communiqué ngày 21 tháng 12 năm 2021, tái xác định quyết định ngày 27 tháng1 năm 2020 của Văn phòng tiếp nhận hồ sơ:
- đầu tiên, theo quy định của EPC người được cấp đơn phải là con người(tự nhiên) có năng lực pháp luật và ý chí thực hiện hành vi;
- thứ hai, xét rộng ra từ điều 81 EPO thì điều 60 sẽ liên quan đến các tranh chấp phát sinh, chuyển giao sau này thì người máy không thể tự mình ra các quyết định
Ủy ban Phúc thẩm EPO cũng từ chối xem xét đưa vụ việc lên cấp cao hơn để xem xét lại tại Hội đồng phúc thẩm vì nó không thật sự cần thiết. Rất nhiều quốc gia đã từ chối cấp bằng như Anh quốc, Hoa Kỳ, Đức nhưng Nam Phi đã cấp bằng cho DABUS dẫn đến sẽ có rất nhiều mâu thuẫn đem ra bàn luận tiếp theo.
Sources:
- https://aliatlegal.com/epo-appeal-board-deny-ai-cant-be-inventors/
- https://www.cliffordchance.com/insights
- https://www.intepat.com/blog/patent/epo-appeal-board-affirms-only-humans-can-be-inventors/
- https://www.ipstars.com/NewsAndAnalysis/the-latest-news-on-the-dabus-patent-case/Index/7366